Chia sẻ với The NewYork Times, giáo sư tâm lý tại Đại học Stanford, chuyên gia về chứng nghiện – Keith Humphreys cho biết rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên sẽ phải “cai nghiện” thiết bị điện tử sau đại dịch. Theo các chuyên gia, ngay cả trẻ trẻ em dưới 10 tuổi cũng đang dành vô số giờ cho các trò chơi và ứng dụng TikTok, Snapchat.
Công ty theo dõi việc sử dụng trên hàng chục nghìn thiết bị công nghệ ở trẻ từ 4 đến 15 tuổi – Qustodio cũng ghi nhận thời gian dùng đồ điện tử vào tháng 5/2020 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, thời điểm chưa xuất hiện dịch bệnh. Tại đây, vào tháng 3-4, trẻ dành trung bình 97 phút mỗi ngày trên YouTube. Công ty này gọi đây là “Hiệu ứng Covid” – trẻ em sử dụng thiết bị điện tử bởi không có hoạt động giải trí thay thế.
Tại Việt Nam, nhiều phụ huynh cũng gặp khó khăn tương tự. Hầu hết, họ cảm thấy lo lắng khi thời gian cho con sử dụng đồ công nghệ tăng vọt trong thời gian giãn cách xã hội. Thế nhưng, thói quen này giải pháp “trông con” hữu hiệu khi cha mẹ làm việc tại nhà.
Chị Vũ Thùy Linh (Thanh Xuân, Hà Nội), có con 3 tuổi, cho biết do vướng việc cá nhân, không có người trông các bé, chị thường bật TV hay cho con sử dụng điện thoại. Thậm chí, trong giờ ăn cơm, các bé cũng đã hình thành thói quen xấu là vừa ăn vừa xem video. “Chỉ khi bật video Youtube hay TV, bé nhà tôi mới chịu ngồi một chỗ để ăn cơm”, chị Linh quan ngại.
Giống như chị Linh, thói quen “con kè kè điện thoại” cũng xuất hiện trong gia đình chị Nguyễn Thị Hải Hồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Là dược sĩ, công việc bận rộn cả trong thời gian dịch bệnh, chị thường xuyên để con cho mẹ trông giúp. Tuy nhiên, việc trông hai cháu 2-4 tuổi không dễ dàng. “Bà lại chiều cháu nên hầu hết thời gian hai đứa nhà tôi đều ‘dán mắt’ vào TV và điện thoại”.
Việc thời gian sử dụng thiết bị điện tử gia tăng chưa từng thấy kéo theo rất nhiều rủi cho cho trẻ nhỏ. Theo UNICEF và các đối tác, hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị tổn thương khi cuộc sống dần chuyển sang trực tuyến do Covid-19. Tiến sĩ Howard Taylor, Giám đốc của Quan hệ đối tác toàn cầu để chấm dứt bạo lực, nhận định trong thời gian không thể tới trường, thực hiện các nguyên tắc chống dịch nghiêm ngặt, việc sử dụng thiết bị công nghệ giúp trẻ em kết nối với thế giới bên ngoài nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng để bảo vệ bản thân khi sinh hoạt trên không gian số.
Vừa học vừa chơi bằng thiết bị điện tử
Trước những rủi ro trẻ có thể gặp phải, UNICEF khuyến cáo phụ huynh đảm bảo thiết bị của con có bản cập nhật phần mềm và chương trình chống virus mới nhất; đối thoại cởi mở với trẻ về cách thức và đối tượng chúng giao tiếp trực tuyến. Đồng thời, cha mẹ nên thiết lập các quy tắc về cách thức, thời gian, vị trí có thể sử dụng Internet và cảnh giác trước các dấu hiệu bất thường của con.
Bên cạnh các biện pháp kiểm soát thời lượng, chuyên gia phát triển ứng dụng giáo dục từ VoiceKids tại Việt Nam cũng khuyên cha mẹ tối ưu thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ bằng cách kết hợp với hoạt động giáo dục. Trong giai đoạn 3-7 tuổi, thế giới quan của bé bắt đầu phát triển, trải nghiệm sự sống bằng cách tương tác với phần còn lại của thế giới. Mắt và não của trẻ luôn bị thu hút bởi các nhân vật màu sắc, tinh nghịch. Đây cũng là lý do khiến nhiều trẻ nghiện thiết bị điện tử.
Theo đó, cùng với việc kiểm soát thời gian sử dụng, cha mẹ có thể tận dụng sự sinh động của thiết bị để giáo dục con bằng phương pháp game-based learning – học qua trò chơi hay những mẩu truyển, bài hát…
Hiện, thị trường có rất nhiều ứng dụng đã tích hợp giải pháp này, đặc biệt là trong việc học ngôn ngữ. Trẻ vừa học vừa chơi thông qua quá trình xem, tiếp nhận thông tin từ những bộ phim hoạt hình, câu truyện, trò chơi trong ứng dụng.
Ví dụ với ứng dụng VoiceKids, các trò chơi hoạt hình tương tác giúp trẻ tạo liên kết xã hội. Tại đây, các bé sử dụng tiếng Anh để thực hiện nhiệm vụ cùng các nhân vật quen thuộc như Bạch Tuyết, King Kong, Sọ Dừa, Sơn Tinh…
Hơn hết, các nhân vật này đều có biểu linh hoạt, giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc hiệu quả. Mỗi màn trong trò chơi là một đoạn phim hoạt hình ngắn, lồng ghép câu truyện đạo đức, khơi gợi sự tò mò, ham học của bé để tự tìm câu trả lời qua gợi ý. Nhờ vậy, trẻ vừa có thể chơi trò chơi, trải nghiệm các tình huống vui nhộn, vừa cải thiện trình độ tiếng Anh.
Đại diện VoiceKids, ông Nguyễn Quốc Bảo, thành viên nhóm Voicebot – Quán quân giải Vietnam AI Grand Challenge 2019, cho biết với quan điểm “học mà chơi, chơi mà học”, trên nền tảng công nghệ AI nhận diện giọng nói, đơn vị đã tạo ra môi trường học thuật với ba đặc tính: cartoon (hoạt hình) – education (giáo dục) – game (trò chơi), giúp bé rèn luyện kỹ năng phản xạ giao tiếp tiếng Anh ngay từ khi học mầm non.
Chuyên gia khuyên, thay vì cho trẻ tự do tiếp cận thông tin trên mạng, cha mẹ có thể định hướng con học một cách tự nhiên thông qua những gì con thích, gần gũi nhất. Từ đó, rủi ro khi dùng thiết bị công nghệ của trẻ cũng giảm thiểu đáng kể.
Nhật Lệ
Cha mẹ tải ứng dụng miễn phí tại đây:
–
Hệ điều hành iOS
/
Hệ điều hành Android
Hiện tại, sau khi chơi hết phần demo, để tiếp tục trải nghiệm, phụ huynh truy cậpwebsite:
voicekids.edu.vn
hoặc liên hệ số hotline: 0978.129.169 để nhận hỗ trợ miễn phí.